Phân biệt booster và serum, áp dụng booster vào quy trình skincare thế nào?

Phân biệt booster và serum, áp dụng booster vào quy trình skincare thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa booster và serum, nhưng trên thực tế đây là 2 hoạt chất có những điểm khác nhau. Cùng Elravie tìm hiểu về 2 hoạt chất này để sử dụng chúng hiệu quả hơn nhé.

Booster và serum khác gì nhau?

Booster không còn xa lạ trong quy trình skincare của nhiều người. Có kết cấu lỏng tương tự serum, nhưng Booster chỉ chứa 1-2 hoạt chất chính nồng độ cao để cải thiện chuyên sâu một vấn đề, khuyết điểm nào đó của da. Bởi thành phần đơn giản nên booster có thể linh hoạt kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da khác trong quá trình skincare hàng ngày.

Booster và serum có một số điểm giống nhau, đều là sản phẩm cô đặc, tập trung cải thiện một vấn đề nào đó của da, kết cấu dạng lỏng, dễ thẩm thấu. Tuy nhiên, chúng cũng có một số khác biệt rõ rệt.

Phân biệt booster và serum, áp dụng booster vào quy trình skincare thế nào?

Mục đích của serum là tiếp thêm dưỡng chất cho da để da thêm khỏe. Trong khi đó, booster có tính chuyên biệt cao hơn. Khi da phải đối diện với tổn thương, nó sẽ giúp sửa chữa.

Chưa hết, việc điều chế serum sẽ phù hợp với từng loại da nhưng booster thì không, có thể dùng cho mọi loại da.

Công dụng của booster

Là một sản phẩm chuyên biệt giải quyết các vấn đề của da, booster có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể kể đến như:

Giảm cảm giác căng thẳng và đỏ rát của da do cháy nắng hoặc tổn thương do tuổi tác và môi trường.

Cung cấp nước và làm dịu cho da khô và căng, giúp giải quyết các vấn đề như da khô ráp, bong tróc và không đều màu.

Cải thiện sắc tố da bằng cách giảm đốm nâu và sạm nám, đảm bảo làn da trở nên đồng đều màu sắc.

Tăng cường cấu trúc da, làm giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi, săn chắc của da.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để làm cho da khỏe từ bên trong, giảm thiểu tình trạng da yếu, dễ kích ứng và nhạy cảm.

Tăng cường khả năng hấp thụ và tiếp nhận dưỡng chất ở các bước tiếp theo trong quá trình chăm sóc da.

Cung cấp năng lượng để da trở nên sảng khoái, kích thích quá trình tái tạo tế bào mới và sự hoạt động của da.

Một số dòng booster nên tham khảo

Peptide Booster: Giúp chống lão hóa, củng cố độ đàn hồi và nền da bằng cách huấn luyện cơ chế nội sinh của tế bào, buộc chúng phải hoạt động như các tế bào trẻ.

Phân biệt booster và serum, áp dụng booster vào quy trình skincare thế nào?

10% Niacinamide Booster: Đích thị là đích đến cho ai muốn giảm thiểu kích thước lỗ chân lông, phục hồi độ ẩm cho da cũng như cải thiện kết cấu bề mặt da.

Hyaluronic Acid Booster: Da bạn sẽ được làm mềm ngay lập tức, nếp nhăn được làm đầy rõ rệt. Không những vậy, hàng rào bảo vệ da cũng được củng cố, trở nên săn chắc, từ đó giảm thiểu tác động xấu từ môi trường đến da.

Beta-glucan Booster: Cứu cánh cho da nhạy cảm, đang điều trị, hoặc peel bởi khả năng cấp ẩm kiêm khóa ẩm trong 8 giờ, cân bằng và ổn định sức khỏe tế bào biểu bì, kháng viêm, làm dịu tức thì kích ứng sưng đỏ.

Vitamin C Booster: Với lượng lớn Vitamin C nhắm vào các vùng da sạm đốm, thâm nám, giúp da căng mịn, đều màu và sáng hơn.

Chu trình skincare với booster

Dưới đây là chu trình skincare mẫu bạn có thể tham khảo khi sử dụng booster.

Bước 1: Rửa mặt

Bước 2: Sử dụng toner

Bước 3: Loại bỏ tế bào chết bằng AHA hoặc BHA

Bước 4: Sử dụng booster

Bước 5: Sử dụng serum

Bước 6: Bôi kem chống nắng (ban ngày) hoặc kem dưỡng ẩm (ban đêm)

Để lại một bình luận